Tiếng ca nào vương bên mạn thuyền Sông Hương chia Huế ra 2 bờ, bên này sông là thành quách còn sót lại hiếm hoi của thì quá khứ, và bên kia sông là một thành phố trẻ nhộn nhịp, có đầy đủ office building, shopping mall, pub, bar (khu phố Tây Lê Lợi), phòng trà, học viện âm nhạc (1 trong 3 nhạc viện của VN), phòng tranh và hoạ sĩ rất nhiều, nhà hát, siêu thị, rạp phim, nhà hàng Tây Tàu gì cũng có…Có thể đưa cha mẹ đến sống cùng vì gần bệnh viện trung ương Huế, tối tân bậc nhất Đông Nam Á. Khám bệnh nặng gì cũng nên đến đây, chi phí rẻ nhất trong 5 bệnh viện hạng đặc biệt của quốc gia (nhớ ghé chỗ này hiến máu 1 lần/năm và đăng ký hiến tạng luôn, khi mất thì 1 bộ phận nào đó cơ thể mình vẫn còn trên trái đất, rất tốt). Tp Huế hiện khoảng 500,000 dân, năm sau lên Tp trung ương thì cả tỉnh sẽ đô thị hoá hết, gần 1 triệu rưỡi. Huế có cảng biển và sân bay quốc tế, có đường sắt và đường quốc lộ đi qua, mở DN rất tốt, nhất là lĩnh vực XNK. Nếu quy hoạch tốt, thì Huế tương lai có thể phát triển tương đương cố đô Kyoto hay Nam Kinh. Huế có núi, có sông và gần biển. Nhà Nguyễn xưa lựa mãi phong thuỷ cả nước mới đóng đô ở Phú Xuân (tên gọi trước của khu vực Huế) là vì vậy. Một tiến sĩ toán người VN ở Paris, nói khoảng 50 tuổi, khi con ông 18 tuổi, ông sẽ về Huế sống, dù không phải là người gốc Huế. Ông nói thích thành phố đó. Xưa khí hậu bị xem là khắc nghiệt do nghèo, nhà tranh vách lá nên ngại, chứ giờ đi toàn xe hơi máy điều hoà thì mưa nắng lạnh nóng có vấn đề gì. Thành phố đã nâng cao, trị thuỷ, khu vực nội thành không còn lũ lụt ngập nhiều như xưa nữa. Ở nơi có 4 mùa mới thích, mỗi mùa đều có cái đẹp riêng. Mình về Huế làm việc, mua nhà khu đô thị mới hay chung cư cho nó văn minh. Sáng lái xe qua Nguyễn Du ăn bún bò, quất 2 tô cho đã, xong ghé chợ Đông Ba mua bó hoa về cắm bình trong Vp. Chiều tan sở là mình lái xe ô tô xún Thựn An mua sò huyết nướng ăn ngồi ngắm biển cho nó phong lưu cái cuộc đời. Khuya ra Lê Lợi ún 1 chai Corona cho nó quốc tế, phóng phi tiêu hay chơi vài cơ bi da xổ tiếng Anh với mấy anh Tây xong về ngủ mai làm tiếp. PHẢI CHI TIÊU NHIỀU Ở HUẾ, VÌ TIẾT KIỆM THÌ KHÔNG TỐT CHO NỀN KINH TẾ. HÀNG HOÁ DỊCH VỤ LÀM RA ÍT NGƯỜI DÙNG QUÁ THÌ NỀN KINH TẾ KHÔNG PHÁT TRIỂN ĐƯỢC. Và ai gốc Huế mà có đầu óc thì về đây mở DN cho dân nghèo có việc làm, quy mô dân số của cả tỉnh cỡ 3-5 triệu thì sẽ tốt hơn. Không có gì trở ngại hết, có tài có trí thì khó khăn gì cũng giải quyết được. Đặc biệt ngành sáng tạo nội dung, quay phim chụp ảnh làm marketing vì người Huế thanh tú, vào khung hình rất đẹp. Cả Tp như 1 phim trường khổng lồ, góc máy nào cũng đẹp. Một cuộc đời chứ mấy, sống phong lưu đi. Bỏ bớt mấy hủ tục lạc hậu như cúng kính xây mồ xây mả to đùng của người xưa đi, không đúng đâu, chưa thấy ai cúng kính mà giàu hay văn minh cả. Chết là hết, chỉ những thành tựu và hành động đẹp là còn mãi trong trái tim người đang sống. Cứ chăm chỉ làm ăn thì tức khắc sẽ giàu có. Cứ chi tiêu nhiều thì kinh tế phồn vinh. Cứ cho tiền người nghèo khó, hiến máu, hiến tạng, hào sảng….thì tự khắc may mắn ào ào vô người mình. Ông bà mình mất thì họ siêu thoát lên thiên đàng đang đánh cờ thưởng hoa trên ấy rồi, mình còn cầu xin họ phù hộ tức mình còn ép họ ở lại trần gian, không nên. Mình tự phù hộ mình bằng việc làm tốt, việc thiện. Cứ enjoy every moment. Thiên nhiên luôn thú vị. Mưa thì mình hát “Mưa trên phố Huế”. Nắng thì mình hát bài “Nặng có còn xuân”. Vậy đi. Về Huế, về Huế,… P/S: Thiền sư Thích Nhất Hạnh (người có ảnh hưởng chỉ sau đức Đạt Lai Lạt Ma trong giới Phật Giáo thế giới) cũng đã chọn trở về Huế để sống những năm tháng cuối đời, khi mất thì sư chọn hoả táng để người dân làm theo, nhường đất cho con cháu sx kd, chứ chết mà còn chiếm dụng đất làm mồ mả thì còn tham lam quá. Ai có đi 1 vòng thế giới, ở nhiều thành phố thì mới thấy giá trị của Huế. Huế chỉ cách biển có vài km (tính theo đường chim bay), cùng với Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng, Vinh, Quy Nhơn, Vũng Tàu, Rạch Giá…được xem là các thành phố duyên hải (ven biển). Các thành phố lớn trên thế giới cũng là thành phố duyên hải như Tokyo, Seoul, Thượng Hải, Singapore, Hongkong, San Francisco, Los Angeles,…nên dù có chục triệu dân vẫn không bị bụi mịn và ô nhiễm không khí, do gió từ đại dương thổi vào trung hoà liên tục. Còn các thành phố sâu trong đất liền sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng, ngày càng nặng nề hơn do không khí đặc quánh, không thoát ra ngoài được, không có gió biển để trung hoà nó. Cứ 1 lít xăng thì biến thành mấy lít khí thông qua động cơ đốt trong, 1 ngày 1 chiếc xe máy, 1 chiếc xe ô tô tiêu thụ bao nhiêu lít xăng. Hà Nội, Sài Gòn nằm sâu trong đất liền, nên người Pháp ngày xưa quy hoạch chỉ tối đa có 1 -2 triệu dân sống thôi (giờ cái gì cũng phát triển ở đó nên dân cả nước kéo tới gấp chục lần), diện tích nội ô có chút xíu mà có tới mấy triệu chiếc xe máy + ô tô thì bao nhiêu lít khí thải thoát ra mỗi ngày, mấy chất độc đó cứ xà quần xà quần trong bầu trời đó chứ đâu có gió biển thổi vào mà tan ra được. Ham chút tiện nghi của đô thị lớn thì phải chịu đánh đổi sức khoẻ chứ than thở gì trời. “Làm sao tốt cho cả hai” thì chỉ là bài hát của Ưng Hoàng Phúc. Nói vậy để các bạn biết để tính đường lâu dài, cái quan trọng nhất với con người là chất lượng không khí vì con người không ai có thể nhịn thở quá mấy phút (cái gì nhịn càng lâu vẫn chịu được thì càng không quan trọng). ….Huế ơi! Không biết bây chừ tiếng ca nào vương bên mạn thuyền có ai chờ ai qua Trường Tiền? không biết bây chừ… (thôi lo về quê đầu tư nhà máy DN làm ăn, hát hò miết không ra tiền, không giúp được ai, không thay đổi cuộc sống của người khác).
Huebet là Huế thương của mọi người, cung cấp link vào bóng 88 an toàn không bị chặn